Thi xong TOEIC, IELTS, CELPIP,
Duolingo English Test thì học được gì?

By Sang Nguyen

Học dạy tiếng Anh, quan sát, nghiên cứu càng lâu mình càng đau đáu với câu hỏi, vậy bản chất sâu xa của các kì thi tiếng Anh thật sự là gì?! Cần phương pháp học gì để khi đặt mình vào tình huống làm bài thi nào cũng ok?!

Kiểu như tham vọng muốn chia sẻ, mentor cho người khác, bản thân mình phải hiểu và dấn thân trước, từ lý thuyết đến thực tế, phải thật hiểu nó trước vậy 😊

Thế nên sau thời sinh viên, học thi TOEIC, IELTS xong chưa chịu, những năm gần đây còn thử thêm CELPIP và DET.

Vậy trải qua 4 kì thi khác nhau, mình ngồi xuống và nhìn lại để rút ra bài học gì?

🌟 Phí và thời gian: DET phí thi rẻ nhất 59$ và thời gian thi ngắn nhất, chỉ 1h thi online.

🌟 Mức độ khó dễ: tùy thuộc vào việc bạn thích thi online hay thi giấy, thích học thi theo tips, công thức hay thực chất với mức độ rộng và chuyên sâu.

🌟 Mục đích: TOEIC: tiếng Anh đi làm liên quan business nhiều, IELTS: chuyên về du học, hàn lâm và định cư, CELPIP: gắn liền văn hóa Canada vì nó dùng nhiều trong làm việc và định cư Canada, DET: gắn liền văn hóa Mỹ, nhanh-gọn-lẹ-giá trị kinh tế, chuyên du học và làm việc.

Dù là mục đích hay mức độ khó dễ như nào, mình nhận ra bản chất chung của các kì thi vẫn là kiểm tra năng lực tiếng Anh thực chất, giao tiếp tự tin, hiệu quả và khả năng ứng dụng nó vào công việc, học tập và cuộc sống ở môi trường sử dụng tiếng Anh thực tế.

Thế nên, để không đưa bản thân vào tình trạng học làm quá tải, có cảm hứng học dài hạn mà không phải đợi khi cần mới phải học để thi, mình nghĩ rằng học tiếng Anh không thể xem như học một môn học, học thi cho xong.

Mặt khác, học với các phương pháp truyền cảm hứng lâu dài, từ từ mà bền chí, không nhồi nhét. 

𝐇𝐨̣𝐜 𝐭𝐮̛̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐠𝐢̀ 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐭𝐡𝐢́𝐜𝐡, 𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐮̛̀ 𝐜𝐡𝐮𝐲𝐞̂𝐧 𝐦𝐨̂𝐧 𝐜𝐮̉𝐚 𝐦𝐢̀𝐧𝐡 𝐯𝐚̀ 𝐡𝐨̣𝐜 𝐭𝐮̛̀ 𝐧𝐡𝐮̛̃𝐧𝐠 𝐠𝐢̀ 𝐬𝐚̆̃𝐧 𝐜𝐨́.

Nếu cảm thấy vui trong lúc học thì tiếp tục, nếu không thì phải xem lại liền.

Do đó trong quá trình truyền đạt và mentor tiếng Anh mình luôn quan sát mentee thái độ như nào, có hứng học hay không. Nếu thấy có vẻ chán hay căng thẳng quá là đi chậm lại, trò chuyện, không học hay nạp kiến thức gì thêm. Khám phá, tìm hiểu đến khi hiểu vấn đề gốc rễ vì sao mentee chán học, xì trét thì mới nạp tiếp kiến thức.

Bởi việc học tiếng Anh cũng là một trải nghiệm sống, slow – chầm chậm quan sát và chiêm nghiệm, steady – bền chí, và consistent – nhất quán nếu muốn đặt bản thân vào môi trường nào cũng sống tự lập, bản lĩnh và an nhiên 😊

Vì thế, hãy tiếp tục tận hưởng hành trình này nha!

Cheers 🙂